Danh mục dịch vụ
Bảng tin pháp luật
Bản tin Tháng 8/2019
2019/12/19
2019/12/19
Bản tin Tháng 9/2019
2019/12/19
2019/12/19
Bản tin Tháng 10/2019
2019/12/19
2019/12/19
Bản tin Tháng 11/2019
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 12/2019
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 01/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 02/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 03/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 04/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 05/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 06/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 07/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 08/2020
2021/03/24
2021/03/24
Bản tin Tháng 09/2020
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 10/2020
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 11/2020
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 12/2020
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 01/2021
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 02/2021
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 03/2021
2021/04/07
2021/04/07
Bản tin Tháng 04/2021
2021/05/07
2021/05/07
Bản tin Tháng 05/2021
2021/06/04
2021/06/04
Bản tin Tháng 06/2021
2021/07/08
2021/07/08
Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
2021/07/20
2021/07/20
Bản tin Tháng 07/2021
2021/08/18
2021/08/18
Bản tin Tháng 08/2021
2021/09/08
2021/09/08
Bản tin Tháng 09/2021
2021/10/18
2021/10/18
Bản tin Tháng 10/2021
2021/11/30
2021/11/30
Bản tin Tháng 11/2021
2021/12/31
2021/12/31
Bản tin Tháng 12/2021
2022/01/17
2022/01/17
Bản tin Tháng 01/2022
2022/02/23
2022/02/23
Bản tin Tháng 02/2022
2022/03/11
2022/03/11
Bản tin Tháng 03/2022
2022/04/25
2022/04/25
Bản tin Tháng 04/2022
2022/05/26
2022/05/26
Bản tin Tháng 05/2022
2022/07/06
2022/07/06
Bản tin Tháng 06/2022
2022/07/19
2022/07/19
Bản tin Tháng 07/2022
2022/09/21
2022/09/21
Bản tin Tháng 08/2022
2022/09/28
2022/09/28
Bản tin Tháng 09/2022
2022/10/24
2022/10/24
Thông tư mới hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
2022/10/26
2022/10/26
Bản tin Tháng 10/2022
2022/11/21
2022/11/21
Bản tin Tháng 11/2022
2022/12/20
2022/12/20
Điểm mới về đăng ký biện pháp bảo đảm
2023/01/09
2023/01/09
Bản tin Tháng 12/2022
2023/01/16
2023/01/16
Bản tin Tháng 01/2023
2023/02/21
2023/02/21
Bản tin Tháng 02/2023
2023/03/17
2023/03/17
Bản tin Tháng 03/2023
2023/04/27
2023/04/27
Bản tin Tháng 04/2023
2023/05/22
2023/05/22
Bản tin Tháng 05/2023
2023/07/04
2023/07/04
Bản tin Tháng 06/2023
2023/08/01
2023/08/01
04 nhóm chính sách sửa đổi Luật Hóa chất
2023/08/01
2023/08/01
Bản tin Tháng 07/2023
2023/08/31
2023/08/31
Bản tin Tháng 08/2023
2023/09/28
2023/09/28
Bản tin Tháng 09/2023
2023/11/13
2023/11/13
Bản tin Tháng 10/2023
2023/11/30
2023/11/30
Bản tin Tháng 11/2023
2023/12/27
2023/12/27
Bản tin Tháng 12/2023
2024/01/26
2024/01/26
Bản tin Tháng 01/2024
2024/03/15
2024/03/15
Bản tin Tháng 02/2024
2024/04/04
2024/04/04
Bản tin Tháng 3/2024
2024/04/17
2024/04/17
Bản tin Tháng 4/2024
2024/05/21
2024/05/21
Bản tin Tháng 5/2024
2024/06/27
2024/06/27
Bản tin Tháng 6/2024
2024/07/26
2024/07/26
Bản tin Tháng 7/2024
2024/08/30
2024/08/30
Bản tin Tháng 8/2024
2024/09/23
2024/09/23
Bản tin Tháng 9/2024
2024/10/30
2024/10/30
Bản tin Tháng 10/2024
2024/12/03
2024/12/03
Bản tin Tháng 11/2024
2024/12/24
2024/12/24
31/8/2023
Một số quy định mới tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 20/6/2023, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 19/2023/QH15, thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành số 59/2010/QH12 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024. Theo đó, một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm: Người cao tuổi; Người khuyết tật; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người bị bệnh hiểm nghèo; Thành viên hộ nghèo.
- Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: cấm thực hiện hành vi ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; hoặc cấm hành vi yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng.
- Bổ sung một số quyền và nghĩa vụ dành cho người tiêu dùng so với quy định hiện hành như:
+ Quyền của người tiêu dùng: Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững; Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Nghĩa vụ của người tiêu dùng: Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững; Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, …
- Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không phải đáp ứng các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Các quy định mới tại Luật Giao dịch điện tử
Ngày 22/6/2023, Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 (“Luật GDĐT”). Theo đó, một số điểm mới đáng chú ý được quy định như sau:
- Làm rõ phạm vi điều chỉnh: Luật GDĐT quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch. Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật GDĐT. Trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó.
- Các yêu cầu để chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu:
(i) Thông tin được bảo đảm toàn vẹn;
(ii) Đối với văn bản giấy thì thông tin có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; Đối với thông điệp dữ liệu thì phải có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;
(iii) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;
(iv) Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành hoặc trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi phù hợp.
- Quy định về dịch vụ tin cậy:
+ Dịch vụ tin cậy gồm: Dịch vụ cấp dấu thời gian; Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu; Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
+ Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, trừ dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại. Tổ chức được quyền đăng ký một hoặc các dịch vụ tin cậy. Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là 10 năm.
+ Ngoài ra, Luật GDĐT quy định điều kiện kinh doanh, trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy.
Điều chỉnh quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và quản lý, sử dụng con dấu
Ngày 24/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, một số nội dung đáng lưu ý như sau:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự/Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và có giá trị pháp lý tương đương, nếu cơ sở kinh doanh hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có yêu cầu thì cấp đồng thời bản giấy và bản điện tử khi Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an được hoàn thiện đưa vào hoạt động.
- Quy định chuyển tiếp:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 15/8/2023) vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp cấp đổi, cấp lại sau ngày 15/8/2023 thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
+ Đối với hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự/hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được tiếp nhận và đang xem xét giải quyết theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP/Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì thực hiện theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP/Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Mục đích, giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Ngày 30/6/2023, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh, bãi bỏ Thông tư 12/2014/TT-NHNN kể từ ngày 15/8/2023. Theo đó, các điều kiện bổ sung đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Khoản vay nước ngoài ngắn hạn: bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài vào các mục đích sau:
+ Thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay: Các khoản nợ ngắn hạn phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp.
+ Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài: Cần lưu ý rằng số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.
+ Phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài nếu bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành.
- Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn: bên đi vay chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài theo 03 mục đích với các giới hạn tương ứng như sau:
+ Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay: số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư. Trong đó, giới hạn vay vốn của dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay: số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
+ Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay: giới hạn vay được áp dụng tương tư như trường hợp vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài. Ngoài ra, trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới.
--------------------
Bản tin này chỉ cung cấp thông tin chung về các vấn đề liên quan và không phải là ý kiến tư vấn chính thức của chúng tôi. Nếu quý công ty cần thêm thông tin cụ thể về vấn đề này hoặc hỗ trợ chuyên môn của chúng tôi cho các trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.