Xử lý dữ liệu cá nhân là gì? Có bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trước khi xử lý dữ liệu cá nhân?
Ngày 10/02/2025
Hỏi: Xử lý dữ liệu cá nhân là gì? Có bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trước khi xử lý dữ liệu cá nhân?
Trả lời:
Trả lời:
Khoản 7 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định: “Xử lý dữ liệu cá nhân” là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là bắt buộc phải có đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ những trường hợp sau đây được xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu:
(i) Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
(ii) Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
(iii) Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
(iv) Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
(v) Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
(ii) Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
(iii) Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
(iv) Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
(v) Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
(Khoản 1 Điều 11, Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)